Header Ads

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên ngày Tết đúng chuẩn

Bố trí bàn thời là công việc quan trọng đầu tiên của một cái Tết, thường việc này sẽ do chính chủ nhân của căn nhà thực hiện.

Sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” công việc bày trí, dọn dẹp bạn thờ sẽ được thực hiện. Bởi lúc này là lúc thần linh đi “vắng” nên gia chủ sẽ sửa sang lại bàn thờ tự để đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, khi các thần linh trở về thì bàn thờ đã sạch sẽ và đẹp đẽ.

Tết đến xuân về cần phải lau chùi, dọn dẹp, bay trí lại bàn thờ
Công việc bao gồm lau chùi, dọn dẹp, hóa chân nhang, treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự sẽ được mang xuống để làm sạch, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta sẽ nấu một nồi nước thơm để “tẩy uế” một lần nữa. Tiếp đó sẽ để lại bàn thờ và sắp xếp một cách cẩn thận.

Những điều cần lưu ý khi sắp xếp bàn thờ gia tiên


Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên ngày Tết là người ta sẽ bố trí vị trí cao nhất, ở chính giữa để Bài vị - tấm ghỗ khắc tên, thụy hiệu của đối tượng được thờ cúng.

Phần lớn các gia đình đều có nơi thờ tự riêng, do đó sẽ “phối thờ” cả gia tiên và các vị thần linh, cho nên thường là bài vị chung cho tất cả. Hai bên bài vị sẽ bố trí ảnh thờ của người đã khuất thân cận trong gia đình như ông, bà,..theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trái, phải, trước, sau.

Trước các bài vị là lư hương, tùy theo kích cỡ của bàn thờ mà chọn lư hương sao cho phù hợp. Lư hương sẽ được để chính giữa, hai bên là 2 ngọn đèn dầu dầu hoặc nến, đốt lên mỗi khi hành lễ. Trên bàn thờ, bên trái, phải nên bố trí thêm 2 lọ hoa và cây bồng bồng.

Ngoài những điều trên, tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình mà có thể bố trí thêm Đỉnh đồng, Song hạc,…Tất cả được sắp xếp ở phía trước lư hương, thấp hơn và theo nguyên tắc Âm – Dương.

Phải biết sắp xếp sao cho lộc bình thấp hơn lư hương
Hương dùng để thắp ngày Tết là hương vòng hoặc hương nén. Có nên dùng cây “hương sào” để có thể duy trì được lâu.

Hoa trên bàn thờ bao gồm hoa cằm bình và hoa để trên đĩa. Nếu muốn có không khí xuân hơn có thể cắm thêm cành hoa đào hoặc hoa mai. Các loại hoa thường được chọn trong ngày Tết đó là hoa huệ, hoa cúc, hoa ly,..

Mâm ngũ quả - Đây là phần không thể thiếu trên bàn thời gia tiên, nó đại diện cho ngũ hành (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ) và 5 thường (nhân-nghĩa-lễ-trí-tín).

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên
Và chuối là loại quả không thể thiếu bởi nó tượng trưng cho vuông tròn, âm dương. Tuy là 5 thứ quả, nhưng cũng không được chọn tùy tiện, phải chọn thứ quả tròn trịa, có sắc, có hương. Tránh những quả có gai, hay mùi khó chịu.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam thì không thể thiếu bánh trưng, bánh dày. Nhớ phải bày theo cặp cho trọn vẹn quan hệ phu-phụ thuận hòa.

Ngoài các lễ vật trên, còn có quả cau, lá trầu, bánh trái,..

Một vài điều gia chủ cần lưu ý


+ Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm. Bởi nhà tắm là nơi trút bỏ ô uế. Việc đặt bàn thờ cạnh nhà tắm sẽ làm mất đi sự trang nghiêm.

+ Không đặt bàn thời ở nơi đi lại, như vậy sẽ làm mất đi sự thanh lịch, gia đình không gặp được nhiều may mắn.

+ Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là sứ, sau đó đến đồng.

Vật liệu bát hương tốt nhất là sứ
+ Không nên chiếu đèn vào bàn thờ. Không được thờ dưới sàn nhà. Trên bàn thờ không được có máy lạnh, loa đài.

+ Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam.

+ Không lấy gỗ đã sử dụng làm bàn thờ.

+Bàn thờ Phật và Thần có thể để chung, nhưng không được để bát hương đặt sát nhau.

+ Bàn thờ tổ tiên không nên đặt giữa nhà, nhưng bàn thờ Phật thì được.

Nên đặt bàn thờ Phật ở giữa nhà
+ Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không để đối diện nhau trong một căn phòng.

+ Không treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và đốt nhang thường xuyên. Nếu bàn thờ hướng ra cửa cần phải bật đèn để hút năng lượng dương.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.